RỐI LOẠN NGÔN NGỮ Ở TRẺ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.

hình ảnh can thiệp ngôn ngữ cho trẻ
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội các rối loạn phát triển ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến hơn, bên cạnh các rối loạn phát triển như rối loạn phổ tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý (ADHD) chúng ta thấy được các rối loạn ngôn ngữ cũng có chiều hướng gia tăng ở các trẻ. Vậy làm cách nào để phát hiện một trẻ đang có những dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ? rối loạn ngôn ngữ của trẻ đó thuộc loại nào? Và đâu là yếu tố hay dẫn tới sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ? Bài viết sau đây sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát hơn về các vấn đề liên quan đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

✍️Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

– Môi trường gia đình và xã hội, sự tương tác với người khác.
– Sự hoàn hảo của hệ thống thần kinh, đặc biệt của thính giác.
– Sự phát triển những khía cạnh tâm lý khác: khả năng vộc lộ, sự trao đổi tình cảm với mẹ, đới sống tình cảm cá nhân được thỏa mãn.

✍️Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Một trẻ bình thường có ba giai đoạn phát triển ngôn ngữ:
– Giai đoạn tiền ngôn ngữ (từ lúc sinh đến 12-13 tháng tuổi).
– 6 tháng đầu: trẻ thường phát ra các âm thanh u ơ, ba ba …
– 6-8 tháng: trẻ có thể nhại lại một số âm thanh người lớn nói với trẻ. Tuy nhiên ở giai đoạn này trẻ chỉ ê a theo các âm thanh của người lớn, chúng ta thường gọi đó là biểu hiện của sự hóng chuyện của trẻ. Điều này thể hiện sự phản hồi của trẻ về mặt ngôn ngữ đối với các âm thanh mà người lớn tác động đến trẻ
– Giai đoạn ngôn ngữ trẻ con (10 -13 tháng đến 2,5 – 3 tuổi)
+ Trẻ biết nói những từ đầu tiên như bố, mẹ, bà … trung bình đến 12 tháng trẻ biết 5-10 từ đơn, đến 2 tuổi trẻ biết khoảng 200 từ.
+ 18 tháng: trẻ bắt đầu nói câu có chủ ngữ vị ngữ đơn giản, ví dụ “mẹ đi”
+ Sau đó trẻ biết nói “không”
+ Tiếp đó, ngôn ngữ dồi dào hơn: trẻ biết dùng các thể nghi vấn, phủ định…
– Giai đoạn ngôn ngữ thực thụ (từ 3 tuổi trở đi)
Từ 2,5-3 tuổi
+Trẻ sử dụng cú pháp (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ) khi nói tốt hơn, trẻ có thể làm chủ được khoảng 1500 từ
+ Trẻ bắt đầu biết nói “tôi” (con, em cháu). Đến 3 tuổi trẻ biết dùng từ “tôi” làm chủ ngữ.
– Đến 4-5 tuổi:
+ vốn từ của trẻ càng trở nên phong phú.
+ Học dần cách chia động từ
+ Cú pháp trong câu nói của trẻ phong phú và linh hoạt hơn.

✍️Các rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

☘️Chậm nói

Chậm nói được xác định khi trẻ không xuất hiện câu đầu tiên sau 3 tuổi. Ngoài ra, những tiêu chí đánh giá khác gồm có:
+ ngôn ngữ của trẻ thô sơ,
+ các câu đặt cạnh nhau mà không có từ nối,
+ các từ trong câu sai vị trí,
+ trong lời nói có xen lẫn từ sai, không thích hợp,
+ lẫn lộn trong cách dùng từ.

☘️Loạn ngôn ngữ

Loạn ngôn ngữ là hình thức nặng của chậm nói. Nó thể hiện qua sự vắng ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ rất sơ sài của trẻ trên 6 tuổi. Trẻ thường xuyên có khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ trừu tượng (đồng nghĩa với việc trẻ có khó khăn trong việc biểu tượng hóa, trừu tượng hóa). Trẻ thường sử dụng cử chỉ để làm cho người khác hiểu. Những rối loạn đi kèm: rối loạn tâm vận động, rối loạn tổ chức không gian và thời gian. Chậm nhận thức sơ đồ cơ thể.

 Làm gì để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ?

?Xây dựng mối quan hệ tốt khi chơi với trẻ và giúp trẻ biết chơi tương tác với bạn bè

Vui chơi là một hoạt động rất quan trọng đối với trẻ qua các trò chơi trẻ có thể thiết lập mối quan hệ tốt với bố mẹ và bạn bè. Ngay cả trong các hoạt động hàng ngày cũng nên đưa vào những câu nói và ý tưởng như một trò chơi. Chẳng hạn: Mẹ và con cùng thi xem đi ra cổng nhanh hơn nhé! Đố con leo cầu thang nhanh hơn mẹ đấy?… Bên cạnh đó khi chơi với trẻ cha mẹ cũng nên bình luận về trò chơi khi chơi cùng với trẻ, một lưu ý nhỏ nữa khi bình luận về hoạt động mà trẻ đang thực hiện, cha mẹ chỉ tập trung vào hành động của trẻ, trẻ là người dẫn dẫn, cha mẹ chỉ là người đồng hành tránh tình trạng cha mẹ dẫn dắt trẻ, bắt trẻ làm theo ý của chúng ta, và hạn chế tối đa các câu phủ định khi chơi cùng trẻ như “con không được làm vậy”. Nên nhớ ở đây là chúng ta bình luận để tăng thêm sự tương tác với trẻ, để trẻ nạp ngôn ngữ một cách tự nhiên, chứ không phải là cha mẹ dạy con cách chơi sao cho đúng.
Trẻ có thể thao tác chưa đúng với đồ chơi, đồ vật nhưng trong quá trình chơi trẻ sẽ khám phá ra những quy luật để thao tác với đồ vật đó, ngoài ra khi trẻ càng lớn khả năng bắt chước của trẻ càng cao do vậy trẻ sẽ học được những kĩ năng khi thao tác với các loại đồ chơi, đồ vật đó. Điều này nói lên nếu trẻ được can thiệp một cách đúng phương pháp trẻ vẫn có thể chơi đúng và vẫn có thể phát triển được ngôn ngữ. Lưu ý trên được đưa ra nhằm tránh tình trạng xung đột giữa trẻ và cha mẹ khi tương tác cùng con, cha mẹ luôn lưu ý rằng cần tạo một môi trường an toàn khi tương tác với trẻ, não bộ của đứa trẻ chỉ lĩnh hội và tiếp thu một cách tốt nhất khi nó cảm thấy được sự an toàn xung quanh nó. Ngoài ra cha mẹ cũng nên cho bé tham gia các hoạt động cùng các trẻ nhỏ khác để trẻ bắt chước và lĩnh hội ngôn ngữ khi tương tác với các trẻ cùng lứa tuổi.

?Cung cấp vốn từ cho trẻ

Cung cấp càng nhiều vốn từ cho trẻ càng tốt, khi trẻ hiểu được nhiều từ sẽ biết cách diễn đạt câu nói tốt hơn, thành thạo hơn.Trong quá trình dạy trẻ bố mẹ đặc biệt lưu ý tạo môi trường giao tiếp an toàn cho trẻ bằng cách không nên quát mắng trẻ nếu trẻ chưa nói theo đúng yêu cẩu của mình thay vào đó cha mẹ cần thường xuyên khen ngợi, động viên khi trẻ nói đúng, trả lời đúng.
Ngoài ra khi can thiệp giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ cha mẹ tránh hỏi nhiều và tản mạn, cần tập trung vào một chủ đề, ví dụ như: chủ đề trái cây, chủ đề con vật; hay chủ đề phương tiện giao thông…Một lưu ý nữa khi can thiệp cho trẻ cha mẹ nên nạp số lượng danh từ nhiều hơn dạy bé nói động từ. Điều quan trọng nữa cha mẹ nên lưu ý khi can thiệp cho bé cần chú ý đến độ tuổi phát triển của bé, đánh giá và xem xét bé đang ở mức phát triển nào ở phương diện ngôn ngữ để từ đó có phương thức can thiệp hiệu quả cho trẻ, tránh tình trạng dạy con quá khả năng phát triển của trẻ.
Đối với các rối loạn ngôn ngữ nặng cha mẹ nên cho con đến các cơ sở thăm khám và can thiệp về mặt ngôn ngữ cho trẻ. Để trẻ có sự phát triển tốt nhất phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tâm Lý Smile

Trung tâm Can thiệp và trị liệu Tâm lý Smile

?Số 3 ngõ 169 đường Trung Văn – Phường Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

?Hotline: 0971218523 Website:tamlysmile

Mail: thamvantrilieutamlysmile@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *