Rối loạn cảm giác ở trẻ em là gì?

Hàng ngày hệ thống cảm giác hoạt động để giúp bạn biết rụt tay lại khi cầm một chiếc cốc nước nóng, biết tránh đường khi nghe tiếng còi báo hiệu… Các hoạt động phản ứng chính xác và hiệu quả là nhờ có hệ thống cảm giác. Nhưng nếu một lúc nào đó bạn thấy ai đó cầm vào cốc nước nóng mà họ không rụt tay lại, hoặc không hề biết tránh đường khi có còi báo hiệu thì đó là dấu hiệu cho thấy mức độ nhạy cảm hoặc trơ lì của các giác quan với kích thích và tình trạng này được các nhà chuyên môn gọi là rối loạn cảm giác.

Đối với trẻ em mắc hội chứng rối loạn cảm giác sẽ thấy khó khăn trong việc xử lý và phản ứng với những thông tin nhất định thu nhận qua các giác quan. Cụ thể, hệ thần kinh của chúng ta nhận các tín hiệu từ các giác quan như âm thanh chúng ta nghe được và mùi thức ăn chúng ta ngửi thấy, từ đó chúng ta đưa ra hành động phù hợp. Chẳng hạn âm thanh quá to thì bịt tai lại, thức ăn quá tệ thì chúng ta bị nôn….

Ở trẻ rối loạn cảm giác thường có 2 xu hướng: quá nhạy cảm (phản ứng quá mức) hoặc trơ lì (ít phản ứng) với môi trường xung xung quanh do não bộ không có khả năng hợp nhất các thông tin đa giác quan đầu vào một cách chuẩn xác. Trong khi hầu hết trẻ bình thường đều biết thể hiện khá rõ ràng những điều trẻ thích hoặc không thích, thì những đứa trẻ rối loạn cảm giác có thể bị tác động bởi những kích thích giác quan gây cản trở hệ thống chức năng của trẻ. Trẻ nhạy cảm với thông tin kích ứng đầu vào có thể phản ứng sợ hãi khi đụng chạm, tiếp xúc với các bề mặt, tiếng ồn, đám đông, ánh đèn, mùi.

Trẻ tự kỷ hay la hét, cha mẹ cần phải làm gì?

Một trong những hành vi trở thành dấu hiệu nhận biết của trẻ rối loạn cảm giác là khó khăn trong việc đưa ra các hành vi phù hợp. Trẻ có thể luôn muốn chạm vào mọi thứ, thích ôm ấp quá mức và không hiểu về khoảng cách giao tiếp xã hội. Trẻ có thể thích xem những vật rung lắc như máy giặt, máy rửa bát, bàn chải đánh răng tự động hoặc bàn xoay tròn. Trẻ có thể gặm hoặc liếm đồ vật, hoặc liên tục ngửi đồ vật. Trẻ có thể thích các thức ăn đậm vị như chanh, tương ớt, nước chấm hoặc những thức ăn đặc biệt cứng giòn.

 Bốn giai đoạn của quá trình xử lý cảm giác

  1. Tiếp nhận: Chúng ta tiếp nhận các thông tin cảm giác qua các giác quan. Ví dụ tiếng ồn của động cơ xe máy, hay hương vị đặc biệt của món xoài muối ớt…
  2. Định hướng: Chúng ta chú ý đến các thông tin giác quan (ví dụ: nghe tiếng nhạc điệu thì xác định xem nó phát ra từ đâu, dụng cụ gì, ngôn ngữ thể hiện là gì?)
  3. Diễn giải: Chúng ta tìm lại các thông tin cảm giác trước đó mà ký ức và tri thức chúng ta đã lưu trong não bộ. Chúng ta thích hoặc không thích cảm giác đó, hoặc sợ hãi cảm giác đó (Ví dụ: âm thanh đó là tiếng động cơ kêu và rung của chiếc máy giặt)
  4. Tổ chức: Chúng ta sử dụng thông tin để đưa ra hành vi phù hợp. Chúng ta có thể lảng tránh, phớt lờ hoặc truy tìm thêm thông tin. Ví dụ: đi qua cửa hàng siêu thị, cậu bé đòi bằng được để vào đó mua đồ chơi.

Nếu có một sự trục trặc xảy ra trong quá trình tiếp nhận và diễn giải các thông tin cảm giác, chúng ta sẽ gặp khó ở khâu tổ chức thông tin cảm giác để đưa ra hành vi phù hợp. Do vậy, nếu một trẻ tiếp nhận thông tin âm thanh ở mức độ đa số mọi người đều nghe được nhưng đối với riêng trẻ rối loạn cảm giác sẽ trở nên rất nhạy cảm và có hành vi bịt tai, la hét, sợ hãi.

………..

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ: Trung tâm Can thiệp và trị liệu Tâm lý Smile

?Số 3 ngõ 169 đường Trung Văn – Phường Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

?Hotline: 0971218523

?Website:tamlysmile.com

?Mail: thamvantrilieutamlysmile@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *