Phổ rối loạn cảm giác và chiến lược can thiệp điều trị

Trong bài viết kỳ trước tâm lý Smile đã giới thiệu về rối loạn cảm giác ở trẻ em, bài viết tiếp theo này chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm kiến thức về phổ rối loạn cảm giác và chiến lược can thiệp điều trị.

Cũng giống như các rối loạn khác, phổ rối loạn cảm giác là một phổ rộng và đa dạng. Một nghiên cứu năm 2009 của Viện Child Mind Institute chỉ chira rằng cứ sáu trẻ thì có một trẻ có vấn đề về xử lý cảm giác khiến trẻ khó khăn trong học tập và cư xử ở trường. Báo cáo cũng chỉ thêm rằng không chỉ những trẻ tự kỷ gặp các vấn đề về cảm giác mà rối loạn cảm giác còn có thể thấy ở những trẻ bị Tăng động giảm chú ý (ADHD), Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), và những trẻ chậm phát triển khác, hoặc ở cả những trẻ không có bất kỳ chẩn đoán nào. Trẻ bị rối loạn cảm giác sẽ có các mức độ khác nhau trong xử lý thông tin cảm giác, từ nhẹ đến nặng nhưng nhìn chung rối loạn cảm giác được coi là một hội chứng tác động đến cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Một khó khăn dẫn tới hàng loạt các vấn đề khác của trẻ bị rối loạn cảm giác. Trẻ rối loạn cảm giác có thể gặp khó khăn về vận động và những kỹ năng khác cần có trong học tập. Từ đó, trẻ có thể bị cô lập tại trường, không có năng kết bạn hoặc tham gia vào các nhóm. Trẻ trở nên tự ti, chán ghét học tập, bị gọi là vụng về, hậu đậu hay thiếu hợp tác nếu trẻ không được điều trị hiệu quả.

Vector trẻ em chơi trò nhảy lò cò

Điều trị

Trẻ rối loạn cảm giác thông minh giống các bạn cùng trang lứa và thường có khả năng đặc biệt, như trẻ có thể biết đọc sớm hơn các bạn. Tuy nhiên, do não bộ của trẻ rối loạn cảm giác cấu trúc khác với bình thường, nên trẻ cần thêm những hành vi “chiến lược” để điều chỉnh nhằm tăng thêm mức độ nhận biết thông tin cảm giác đầu vào hoặc giảm mức độ nhạy cảm với thông tin cảm giác. Thông thường, trẻ có hệ thống cảm giác nhạy cảm thường cần các điều chỉnh giúp trẻ bình tĩnh hơn, trong khi những trẻ có hệ thống cảm giác trơ lì thường cần các điều chỉnh giúp trẻ nhận biết hơn thông tin cảm giác đầu vào.

Việc đầu tiên là bạn cần điều hòa cảm giác cho trẻ bằng các hoạt động trị liệu chức năng, kết hợp chặt chẽ với các hoạt động chơi nhằm điều trị một cách toàn diện cho trẻ. Thông qua các trò chơi vui nhộn, đầy ý nghĩa  và năng động trẻ sẽ có các phản ứng giác quan phù hợp hơn từ đó giúp trẻ hiểu tốt hơn các giác quan của mình. Do trẻ dần nâng cao khả năng  chấp nhận hoặc có những hành vi phù hợp hơn với những khó chịu do âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc gây ra, trẻ sẽ từng bước tập trung học tập và hòa nhập được ở trường.

Một số phương pháp hiệu quả khác điều trị cho trẻ rối loạn cảm giác bao gồm các kỹ thuật đào tạo lại não bộ và các hoạt động tập trung cải thiện các kỹ năng vận động cụ thể và nâng cao nhận thức của trẻ.

Trong tất cả các cách trên, cha mẹ được khuyến khích hiểu, chơi và hòa cùng trẻ thông qua những chiến lược và hoạt động với trẻ tại nhà. Một điều đặc biệt chú ý sau cùng trong bất kỳ hoạt động với trẻ tại nhà. Một điều đặc biệt chú ý sau cùng trong bất kỳ hoạt động trị liệu tại nhà, ở trường hay trung tâm là trẻ cần tham gia một cách tự nguyện và hứng thú. Nếu trẻ thấy thú vị, trẻ sẽ tập trung chú ý và học hỏi.

………

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ: Trung tâm Can thiệp và trị liệu Tâm lý Smile

?Số 3 ngõ 169 đường Trung Văn – Phường Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

?Hotline: 0971218523

?Website:tamlysmile.com

?Mail: thamvantrilieutamlysmile@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *