Người bình thường sẽ đơn giản hóa việc xử lý thông tin cảm giác đầu vào mà không cần suy nghĩ nhiều về hoạt động đó. Nhưng trẻ rối loạn cảm giác sẽ phản ứng với các cảm giác đầu vào theo 3 cách khác thường sau:
- Trẻ thờ ơ với cảm giác đầu vào
- Trẻ phản ứng quá mức với thông tin đầu vào
- Trẻ tìm kiếm cảm giác đầu vào
Khi một hệ thống cảm giác trơ lì, trẻ sẽ không nhận biết hoặc không phản ứng với những kích thích nhất định mà một hệ thống cảm giác quan bình thường sẽ phản ứng lại. Chúng ta phải để ý đến những đứa trẻ không nhận biết được khi trẻ bị đau, hoặc không nhận ra âm thanh phát ra từ đâu, hoặc chỉ muốn nhai gặm các đồ cứng.
Trẻ phản ứng quá mức với các thông tin cảm giác đầu vào sẽ nhạy cảm với các kích thích giác quan hơn người bình thường. Trẻ thường cố gắng tránh hoặc giảm sự nhạy cảm hoặc có những phản ứng không phù hợp với các kích thích nhất định như sợ hãi hoặc lo lắng. Chúng ta cần để ý đến việc trẻ không thích đụng chạm, bịt tai để không nghe tiếng ồn lớn hoặc tránh xa những khu vui chơi trẻ em vì sợ các trò chơi đó.
Khi một hệ thống cảm giác thiếu hụt các thông tin cảm giác đầu vào thì trẻ sẽ luôn rơi vào trạng thái tìm kiếm các kích thích giác quan để thỏa mãn trạng thái thiếu hụt đó.
Một trẻ thiếu các thông tin xúc giác đầu vào luôn cố gắng chạm vào mọi người, ngay cả khi những đụng chạm đó thể hiện hành vi xã hội không phù hợp. Một trẻ luôn muốn tìm thông tin khứu giác sẽ ngửi mọi thứ. Một trẻ thiếu hụt thông tin thị giác sẽ đặc biệt bị hấp dẫn bởi những đồ vật chuyển động hoặc phát sáng. Trong khi, một trẻ rối loạn vận động sẽ rơi vào trạng thái vận động quá mức mà không hề biết mệt.
Cha mẹ và chuyên gia đã từng chẩn đoán nhầm về tình trạng rối loạn cảm giác của con như thế nào?
Nhà trị liệu chức năng và nhà thần kinh học tiên phong – Tiến Su A. Jean Ayres đã ví rối loạn cảm giác giống như “tắc nghẽn giao thông” thần kinh khiến một phần nhất định của não bộ không nhận được các thông tin cần thiết để diễn giải các thông tin đầu vào một cách chính xác. Bà nhận thấy các hệ thống cảm giác đó bị tác động bởi vận động, tiếp xúc, thăng bằng (cảm giác bản thể, xúc giác và tiền đình)
Tiến sĩ Lucy Jane Miller – một nhà trị liệu chức năng và cũng là nhà nghiên cứu về rối loạn cảm giác tiên phong khác – tác giả của cuốn “những đứa trẻ nhạy cảm: Hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ bị rối loạn cảm giác”, lý giải về việc trẻ có thể bị chẩn đoán nhầm vì nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe không được đào tạo để chẩn đoán các vấn đề về cảm giác. Bà từng phát biểu “đối với những trẻ có vấn đề trong việc xử lý thông tin cảm giác nhận được từ các cơ và khớp, thì các kỹ năng vận động cũng như tư thế, điệu bộ cơ thể sẽ bị tác động. Trẻ sẽ trông như những em bé yếu ớt, ẻo lả khiến các bậc cha mẹ mới đầy lo lắng, và thường bị gọi là những kẻ “hậu đậu” “ngốc nghếch” trên sân chơi. Trong khi những trẻ rối loạn cảm giác khác luôn vận động liên tục để tìm kiếm cảm giác thì thường bị chẩn đoán nhầm và điều trị theo hướng trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý”
Những cuộc trao đổi, thảo luận về chẩn đoán rối loạn của trẻ có thể không rõ ràng và đem lại căng thẳng cho gia đình trẻ. Tuy nhiên, những gì cha mẹ trẻ cần ghi nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một cá biệt, cũng như chúng ta cần tiếp cận trẻ dựa trên nhu cầu riêng của trẻ – không phải dựa trên rối loạn của trẻ.
………
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ: Trung tâm Can thiệp và trị liệu Tâm lý Smile
?Số 3 ngõ 169 đường Trung Văn – Phường Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội
?Hotline: 0971218523
?Website:tamlysmile.com
?Mail: thamvantrilieutamlysmile@gmail.com