HIỂU BIẾT VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỬ KỈ

SƠ LƯỢC VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỬ KỈ

Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội các rối loạn phát triển ngày càng trở nên phổ biến, trong số đó có rối loạn phổ tự kỉ. Ở Việt Nam những năm gần đây rối loạn phát triển nói chung và rối loạn phổ tự kỉ nói riêng ngày càng được quan tâm hơn từ phía cộng đồng. Tuy nhiên vẫn còn đó những nhìn nhận và hiểu biết chưa thực sự chính xác về rối loạn này, đặc biệt ở những vùng điều kiện kinh tế còn hạn chế như vùng núi hay nông thôn. Bài viết sau đây sẽ cho quý phụ huynh và mọi người có cái nhìn chính xác nhất về rối loạn này.

✍️Khái niệm rối loạn phổ tự kỉ

Tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển, là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỉ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỉ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

✍️Nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỉ.

Đây là vấn đề được nói đến rất nhiều vì nó đã quá phổ biến ở xã hội ngày nay. Về nguyên nhân của chứng tự kỉ này đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng vẫn chưa được các nhà khoa học kết luận một cách toàn diện, đầy đủ.
Có trường phái cho rằng có yếu tố thực thể và di truyền, những cũng có trường pháo nhấn mạnh đến sự rố loạn mối quan hệ sớm mẹ – con hoặc mối quan hệ giữa trẻ và gia đình.
Những nguyên nhân khác có thể kể đến như người mẹ mắc virus Rubella trong thời kỳ mang thai, điều này làm cho não của thai nhi kém phát triển, gây ra chứng tự kỉ.
Một số bệnh lý tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong kỳ thai nghén cũng được giới chuyên môn công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi, dẫn tới rối loạn phổ tự kỉ.
Đặc biệt hơn, bệnh đái tháo đường của mẹ trong suốt thời kỳ thai nghén là nguy cơ quan trọng của tự kỉ; phương pháp phân tích tổng hợp 2009 thấy rằng đái tháo đường tăng gấp đôi nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc sử dụng trong thai kỳ như thuốc an thần, Acid Valproic, thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp cũng được cho là yếu tố gây nên rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ.
Môi trường tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ với nồng độ cao, tiếp xúc liên tục cũng có tỷ lệ cao gây ra những bất thường về gen, dễ phát sinh những đột biến gen có ảnh hưởng đến các bà mẹ mang thai.
Nhiều người quan niệm, việc thiếu quan tâm con cái là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc rối loạn phổ tự kỉ. Tuy nhiên quan điểm này từ những năm 60, khoa học hiện đại đã bác bỏ điều này, hành vi của cha mẹ không thể gây ra chứng tự kỉ.
Những lầm tưởng về việc tiêm vacxin là yếu tố tác động gây chứng tự kỉ cũng là quan niệm sai lầm.
Vấn đề sử dụng sữa mẹ hay sữa bột cho trẻ cũng không phải là yếu tố của rối loạn. Theo nghiên cứu trên các trẻ mắc chứng tự kỉ, nhóm trẻ bú sữa mẹ và sử dụng sữa bột có tỷ lệ phát hiện rối loạn ngang nhau. Các kết quả thống kê không cho thấy mối tương quan giữa việc sử dụng sữa bột và rối loạn phổ tự kỉ.
Bên cạnh đó, các tác nhân như rượu bia, chất kích thích, sóng siêu âm, sóng điện từ cũng chưa được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến rối loạn này.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng việc xác định chứngtự kỉ không thể dựa trên việc kiểm tra vân tay, xem nốt ruồi hay như một số tin đồn gần đây.
Nhìn chung tuy có nhiều giả thuyết khác nhau cho rối loạn này tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân của chứng tự kỉ.

✍️Triệu chứng rối loạn phổ tự kỉ – dấu hiệu nhận biết.

Theo bảng chẩn đoán và thông kê các rối nhiễu tinh thần DSM –IV tự kỷ được chẩn đoán khi trẻ có tối thiểu 6 trong 12 dấu hiệu liệt kê dưới đây (tối thiểu 2 trong nhóm 1 và tối thiểu 1 tron nhóm 2,3 nghĩa là trẻ phải có đủ triệu chứng nằm ở cả 3 nhóm).

Nhóm 1. Những bất thường trong tiếp xúc xã hội.

Những bất thường trong giao tiếp không lời khi tương tác xã hội:
Bất thường trong cái nhìn: tránh ánh mắt của người khác, thiếu theo dõi bằng mắt, nhìn lơ đễnh xung quanh hay chỉ liếc mắt.
Biểu lộ trên khuôn mặt nghèo nàn.
Điểu chỉnh tư thế và cử chỉ không tốt.
Khó thiết lập mối quan hệ với người ngang hàng.
Không có sự tiếp xúc với trẻ khác.
Không tham gia vào những trò chơi đơn giản.
Thích những hoạt động đơn độc.
Không tự phát tìm cách chia sẻ sự vui thích, thú vị hoặc những thành công của trẻ với người khác:
Không tìm cách bộc lộ, không chỉ bằng ngón tay.
Không tìm cách đem những đồ vật trẻ thích cho người khác.
Thiếu tương tác xã hội hoặc cảm xúc:
Không tìm cách để được mơn trớn dỗ dành.
Khó để xác định cảm xúc.
Điều chỉnh cảm xúc không tốt.

Nhóm 2. Chất lượng giao tiếp bằng lời và không lời kém, khả năng tưởng tượng kém.

Chậm hoặc vắng hoàn toàn ngôn ngữ, không tìm cách bù đắp bằng những cách khác để giao tiếp như cử chỉ hoặc điệu bộ.
Khó khăn để hiểu ngôn ngữ người khác.
Ở những trẻ có ngôn ngữ: ngôn ngữ rập khuân, lặp lại (nhại lại lời người khác tức thì hay sau đó), đảo ngữ, chuyển giọng.
Thiếu vắng trò chơi giả bộ đa dạng và bộc phát, hoặc trờ chơi bắt chước xã hội.

Nhóm 3. Hành vi, sở thích và hoạt động lặp lại, rập khuôn.

Sở thích hạn chế và rập khuôn.
Nhu cầu bất biến, chống lại sự thay đổi.
Rập khuôn vận động (vỗ tay, đu đưa).
Bận tâm kéo dài về một phần nhất định nào đó của đồ vật.

✍️Các mức độ của rối loạn phổ tự kỉ.

☘️Tự kỷ nặng

Hoàn toàn không biết đến sự hiện diện của người khác
Khả năng nhận biết, hiểu biết bị tổn thương
Cử động rập khuôn (để trấn an lo lắng hoặc khôn biết làm gì)

☘️Tự kỷ vừa

Nhận ra người khác có mặt ở đó.
Hiểu những từ chính như ăn, ngủ (những điều cơ bản)
Vui thích dai dẳng đối với một bộ phận của đồ vật: sợi dây, cái quai túi, bánh xe, xếp hàng những đồ vật.

☘️Tự kỷ nhẹ

Bắt chước một cách máy móc.
Ví dụ: Thường xuyên bắt tay nhưng không biết điều đó có nghĩa gì về mặt xã hội
Lặp lại một cách rập khuôn: nhại lời sau đó và tức thì.
Lặp lại một cách tự động một hoạt động quen thuộc, ví dụ: luôn đi một con đường đến trường vì không biết cách nào khác

☘️Tự kỷ rất nhẹ

Muốn ở cạnh người khác nhưng không biết làm thế nào.
Khó khăn trong việc học các luật lệ, quy tắc của mối quan hệ xã hội, khó phát triển sự thấu cảm với người khác.
Có thể nói bằng lời “con muốn có bạn”.
Một đứa trẻ thể hiện sự tuyệt vọng.
Cách diễn đạt lạ lùng. Bất thường trong giọng nói: giọng đơn điệu, giọng quá lớn…
Có thể thích nghi với tình huống quen thuộc vì đã được học về tình huống đó; gặp khó khăn khi đi đối diện người lạ.

✍️Tiên lượng về rối loạn phổ tự kỉ.

☘️Tiên lượng rối loan phổ tự kỉ kém thuận lợi nếu:

Rối loạn quá sớm.
Thiểu năng trí tuệ nặng đi kèm.
Vắng ngôn ngữ trước 5 tuổi
Cha mẹ có bệnh tâm thần hoặc rối nhiễu tâm lý.

☘️Tiên lượng thuận lợi hơn nếu:

Hạn chế giao tiếp và trí tuế ở mức độ nhẹ.
Điều trị liên ngành và thích nghi sớm.
Có sự hợp tác tích cực từ phía gia đình trong quá trình can thiệp.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tâm Lý Smile
Trung tâm Can thiệp và trị liệu Tâm lý Smile
?Số 3 ngõ 169 đường Trung Văn – Phường Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội
?Hotline: 0971218523 Website:tamlysmile Mail: thamvantrilieutamlysmile@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *