GIẤC NGỦ VÀ SỰ TỰ CHỦ LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO ĐẾN SỰ LÃNG PHÍ THỜI GIAN Ở NƠI LÀM VIỆC?

 

Bạn ngủ không ngon? Khả năng tự chủ thấp? Nghiên cứu này là dành cho bạn.

Nghiên cứu về lãng phí thời gian tại nơi làm việc còn thưa thớt, nhưng các đồng nghiệp Hà Lan từ Đại học Amsterdam, Wendelien van Eerde và Merlijn Venus, gần đây đã có một đóng góp mới. Họ đưa ra giả thiết rằng chất lượng giấc ngủ cao (không phải ngủ lâu) cung cấp năng lượng và các khả năng tự điều chỉnh cần thiết để chúng ta có thể làm việc hiệu quả. Chất lượng giấc ngủ thấp sẽ dẫn đến lãng phí thời gian ở nơi làm việc.

Nếu giả thiết này là đúng thì chúng có đúng với tất cả mọi người không? Hay những người “cứng rắn” hơn lại có thể vượt qua tình trạng thiếu ngủ (chất lượng giấc ngủ thấp vào đêm hôm trước) và tiếp tục làm việc? Để trả lời câu hỏi này, họ đã khám phá sự tự chủ có thể là một nguồn lực khi đối mặt với chất lượng giấc ngủ kém.

Phương pháp

Họ đã thu hút 71 người tham gia (độ tuổi trung bình khoảng 35 tuổi) từ nhiều ngành nghề khác nhau: tài chính, ngân hàng, chính phủ, giáo dục, xây dựng, chăm sóc sức khỏe, tiếp thị và bán hàng. Những người tham gia này đã hoàn thành nghiên cứu trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, người tham gia đã hoàn thành một biện pháp nâng cao năng lực tự chủ bản thân. Giai đoạn thứ hai, những người tham gia đã hoàn thành nhật ký hàng ngày trong 10 ngày làm việc liên tục.

  • Vào 11 giờ sáng mỗi ngày, họ báo cáo về chất lượng giấc ngủ của họ vào đêm hôm trước.
  • Vào lúc 4 giờ chiều, họ báo cáo về việc lãng phí thời gian của họ trong công việc (điều mà các tác giả đã dán nhãn là sự trì hoãn trong công việc).

Kết quả 

Đúng như dự đoán, họ đã lặp lại nghiên cứu trước đây chứng minh mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và “sự trì hoãn” vào ngày hôm sau. Chất lượng giấc ngủ càng kém, thì càng có nhiều thời gian bị lãng phí. Và, như họ đã đưa ra giả thuyết, sự tự chủ đã tạo ra sự khác biệt.

Trên thực tế, đối với những người có tính tự chủ cao, mối quan hệ này không hề tồn tại! Như các tác giả tổng kết, “Điều này ngụ ý rằng chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn đối với những người kém tự chủ, vì chỉ đối với những người được hỏi này, nó có liên quan tiêu cực đến sự trì hoãn vào ngày hôm sau.”

Kết luận

Các tác giả suy đoán về cơ chế tâm lý tại nơi làm việc và đề xuất nghiên cứu trong tương lai để giúp xác định các quá trình liên quan. Đồng ý với các tác giả rằng những người có khả năng tự kiểm soát cao có thể cảm thấy kiệt sức vì chất lượng giấc ngủ kém, nhưng họ có nguồn lực cá nhân để giúp họ tiếp tục làm việc bất chấp những cảm giác cạn kiệt này.

Tin tốt là chúng ta có thể cải thiện sức mạnh tự điều chỉnh hoặc khả năng tự kiểm soát của mình. Và, trớ trêu thay, việc phát triển nhiều kỹ năng hoặc sức mạnh tự điều chỉnh hơn có thể góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách giảm tình trạng trì hoãn giấc ngủ.

*Bài viết được lược dịch từ psychologytoday.com

THAM KHẢO

van Eerde, W., & Venus, M. (2018). A daily diary study on sleep quality and procrastination at work: The moderating role of trait self-control. Frontiers in Psychology, 9: 2029. doi: 10.3389/fpsyg.2018.02029

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *