Trong bài viết kỳ trước chúng ta đã tìm hiểu như thế nào là tự kỷ và các biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ. .Trong bài viết này tâm lý Smile sẽ lưu ý lại 1 số dậu hiệu bên dưới và cung cấp thêm chẩn đoán, phân loại rối loạn phổ tự kỷ.
Dấu hiệu cần theo dõi
Mỗi đứa trẻ đều khác nhau, nhưng một số dấu hiệu cho thấy cần có sự đánh giá chuyên môn:
- Thiếu nụ cười, không biểu lộ cảm giác hạnh phúc sau 6 tháng tuổi
- Không bập bẹ khi đạt 1 tuổi
- Thiếu phản ứng khi được gọi tên
- Không tiếp cận các chủ đề dành cho trẻ 1 tuổi
- 16 tháng và thiếu khả năng nói 1 từ
- Không nói cụm 2 từ khi đạt 16 tháng
- Mất khả năng phát âm hoặc kỹ năng xã hội
Chẩn đoán
Các dấu hiệu của trẻ tự kỷ thường được cha mẹ phát hiện đầu tiên nhưng có thể được phát hiện bởi người chăm sóc khác như bác sĩ, bảo mẫu, thầy cô dạy trực tiếp…
Sàng lọc và đánh giá sớm là rất quan trọng. Nếu bạn lo lắng về hành vi của con mình, điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ của con bạn. Chẩn đoán càng sớm thì giai đoạn can thiệp sớm càng đạt hiệu quả cần thiết.
Không thực sự có 1 bài kiểm tra cụ thể nào có thể xác định được chính xác cho toàn bộ trẻ. Như vậy bác sĩ, chuyên gia đánh giá tâm lý sẽ quan sát hành vi và thực hiện các câu hỏi.
Phân loại
Khi một người chẩn đoán mắc tự kỷ, họ cũng được xác định mức độ rối loạn của họ. Có 3 mức độ liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ:
Level 1: Chức năng cao
Level 2: Trung bình
Level 3: Nghiêm trọng
Các cấp độ này được dùng để mô tả mức độ ảnh hưởng đến hành vi và kỹ năng xã hội.
Cấp độ 1: Chức năng cao
Cấp độ 1 này biểu hiện của tự kỷ ở mức độ nhẹ. Những người ở cấp độ này có vấn đề với các mối quan hệ xã hội và sự hạn chế trong hành vi. Họ thường cần sự hỗ trợ chức năng ở mức tối thiểu trong hoạt động sống hàng ngày của họ.
Cấp độ 2: Mức trung bình
Những người rối loạn phổ tự kỷ cấp độ 2 cần nhiều sự hỗ trợ. Những khó khăn trong hoạt động xã hội của họ rõ ràng hơn, họ có nhiều vấn đề trong giao tiếp và cần hỗ trợ trong quản lý hành vi có vấn đề.
Cấp độ 3: Nghiêm trọng
Những người có rối loạn phổ tự kỷ cấp độ 3, có triệu chứng cản trở khả năng sống và hoạt động độc lập. Những người tự kỷ ở cấp độ này, thường không giao tiếp bằng lời nói, vật lộn với sự thay đổi và có thể nhạy cảm với các các kích thích cảm giác.
……………..
Bài viết được biên soạn bởi chuyên gia của trung tâm Tâm lý Smile, mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về tham vấn, đánh giá, trị liệu tâm lý hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage Tâm lý smile hoặc hotline: 0971218523